Là một quốc đảo ở Đông Á với tổng diện tích là 377.973 km2, Nhật Bản thường được biết đến là quê hương của nhiều phát minh sáng tạo cực kỳ thú vị, ảnh hưởng to lớn đến thế giới chẳng hạn như mì ăn liền, anime, manga,... Bên cạnh đó, quốc gia này còn nổi tiếng với mô hình giáo dục toàn diện, thu hút hơn 312.000 sinh viên nước ngoài đến đây học tập và làm việc trong những năm gần đây. Vậy điều gì đã khiến cho Nhật Bản trở nên cuốn hút đến vậy?
Du học ở Nhật Bản
Chương trình giảng dạy tại Nhật Bản thuộc top đầu thế giới
Tuy không có nhiều mặt thuận lợi về vị trí địa lý hay tài nguyên, cũng như thường xuyên gặp nhiều thiên tai như động đất, núi lửa,... Chính phủ Nhật Bản vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với nền giáo dục với mục tiêu đào tạo tầng lớp trí thức trẻ chuyên môn cao. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Nhật Bản lại giữ hạng 3 trong bảng xếp hạng các nước đứng đầu trong lĩnh vực giáo dục với hơn 700 trường đại học, 10 trong số đó thuộc Top 200 trường hàng đầu trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, việc giảng dạy còn được thực hiện bởi các giáo viên có trình độ cao và tâm huyết.
Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang thực hiện Kế hoạch thứ ba về việc thúc đẩy giáo dục (2018 - 2022), để phân tích cẩn thận các mối đe dọa trong tương lai đối với những thành công hiện tại.
Học phí du học Nhật Bản vừa phải cùng với nhiều chương trình học bổng tài trợ cho sinh viên
Một lợi ích tuyệt vời của việc học tập ở Nhật Bản là chi phí học tập ở đây rẻ hơn nhiều so với chi phí bạn phải bỏ ra ở Mỹ hoặc các nước Châu Âu. Học phí bạn phải chi trả trong suốt quá trình học chương trình hệ Thạc sĩ 2 năm ở Nhật Bản tổng cộng gần 1.360.000 JPY (khoảng 225.006.560 VND) tại một trường đại học quốc gia, hơn 1.440.000 JPY (hơn 238.171.680 VND) tại một trường đại học công lập địa phương và khoảng 1.496.000 - 2.660.000 JPY (khoảng 247.433.912 - 439.956.020 VND) tại một trường đại học tư (không bao gồm các trường Y dược và Nha khoa). Tỷ giá là 1 JPY = 165,23 VND, số tiền được làm tròn tới hàng nghìn.
Nhìn chung, học phí ở Nhật chỉ bằng một nửa so với những nơi khác. Chi phí sinh hoạt cũng không quá cao, đặc biệt là khi bạn ở xa các trung tâm thành phố. Ngoài ra, ở Nhật, sinh viên còn có nhiều cơ hội giành các học bổng hấp dẫn, giúp bạn trang trải các chi phí cần thiết.
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng & phát triển ổn định
Năm 2024, Nhật Bản là nền kinh tế có chỉ số GDP lớn thứ 4 trên thế giới, là quốc gia có nền công nghiệp sản xuất ô tô & điện tử lớn hàng đầu thế giới nổi tiếng với các hãng Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Toshiba, Sony, ... Do đó, nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động chuyên môn cao luôn sốt hơn bao giờ hết, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, công nghệ. Khi du học ở một quốc gia với quy chuẩn trình độ cao như Nhật Bản sẽ mang nhiều cơ hội cho bạn được cọ xát với môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế.
Nền văn hóa Nhật Bản độc đáo
Hình thành trong suốt hàng nghìn năm, cùng với nền lịch sử đầy rẫy những biến động, nền văn hóa ở Nhật đã có cho riêng mình những nét độc đáo mà không một quốc gia nào khác có thể có được. Khi du học ở Nhật, tức là bạn đã có một vé tìm hiểu và trải nghiệm những nét độc đáo có một không hai từ ẩm thực, nghệ thuật, văn học, ... ở xứ sở Hoa Anh Đào rồi đấy! Nhờ đó, kiến thức văn hóa và xã hội của bạn sẽ được mở mang đáng kể.
Bên cạnh đó, du học mang đến cho bạn cơ hội tuyệt vời để sinh sống, làm việc và khám phá một nền văn hóa khác biệt. Đến Nhật, bạn sẽ có góc nhìn mới mẻ hơn đối với mọi thứ trong cuộc sống, thay đổi tích cực cả về tư duy lẫn hành động của bạn, giúp bạn phát triển bản thân toàn diện hơn.
Chất lượng cuộc sống tuyệt vời
Nhật Bản là một trong những nơi an toàn và yên bình nhất thế giới. Với hệ thống giáo dục ngay từ nhỏ, ý thức của người Nhật rất cao. Vì thế,tỷ lệ tội phạm và mất đồ ở Nhật rất thấp. Đường phố sạch sẽ, hệ thống giao thông công cộng tiên tiến, đúng giờ,... đã giúp việc đi lại trong nước trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Nhật Bản còn có một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe bậc nhất thế giới. Đó là những lý do quan trọng khiến Nhật Bản là một nơi đáng để học tập và sinh sống trong mắt bạn bè quốc tế.
Môi trường học tập quốc tế
Hàng nghìn sinh viên quốc tế đến từ hơn 170 quốc gia trên thế giới đang theo học tại các cơ sở giáo dục bậc đại học ở Nhật Bản. Do đó, khi đến Nhật học tập, bạn có cơ hội kết nối với bạn bè quốc tế, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của mình thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng trên thế giới.
Học sinh học gì ở các trường học Nhật Bản?
Những môn học thường được giảng dạy tại các trường học Nhật Bản bao gồm tiếng Nhật, Toán, Khoa học, Xã hội học, Âm nhạc, Thủ công, Giáo dục Thể chất và Nữ công Gia chánh (học các kỹ năng nấu ăn và may đơn giản). Hiện nay, hầu hết các em học sinh đều được học tiếng Anh tại bậc tiểu học. Bên cạnh đó, học sinh cũng học các môn như Shodo (Thư pháp) và thơ Haiku để hiểu và tôn trọng văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
Thời gian học ở Nhật Bản được phân bố thế nào?
Nhìn chung, một năm học ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Các trường công lập ở Nhật Bản học 5 ngày/tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu, tuy nhiên, cũng có những trường học vào thứ bảy. Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh thường phải học 6 tiết học/ngày, một tiết kéo dài 50 phút. Do đó, một ngày học trung bình kéo dài 6 giờ, khiến Nhật trở thành một trong những quốc gia có ngày học dài nhất trên thế giới.
Sau giờ học, học sinh sẽ phải dọn dẹp lớp học theo ca trực của mình rồi tham gia các hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ mà mình đăng ký. Sau khi về đến nhà, trẻ em ở Nhật còn phải làm các bài tập về nhà khác để giúp củng cố kiến thức.
Ngoài ra, các trường ở Nhật có ba kỳ nghỉ trong năm gồm kỳ nghỉ hè, kỳ nghỉ đông và kỳ nghỉ xuân.
Ba cách chia học kỳ ở Nhật Bản
Đời sống học đường tại Nhật Bản
Nhìn chung, học sinh ở Nhật Bản thường mặc đồng phục và sử dụng tất cả mọi thứ giống hệt nhau, vì người Nhật luôn cho rằng việc này sẽ giúp giảm sự phân biệt giai cấp hoặc địa vị.
Bên cạnh đó, ở các trường tiểu học Nhật Bản, các lớp học được chia thành các nhóm cho nhiều hoạt động. Chẳng hạn như, hàng ngày học sinh phải chia nhóm để làm vệ sinh lớp học, hội trường và sân trường. Ở nhiều trường tiểu học, học sinh ăn trưa cùng nhau trong lớp học, thưởng thức bữa ăn do nhà trường hoặc trung tâm ở địa phương chuẩn bị. Các nhóm học sinh sẽ thay phiên nhau phục vụ bữa trưa cho các bạn trong lớp. Bữa trưa ở trường được lên kế hoạch rõ ràng và có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh. Do đó, có rất nhiều học sinh ở Nhật Bản chờ mong bữa ăn trưa thế này ở trường.
Thêm vào đó, các trường học cũng tổ chức nhiều sự kiện trong năm cho học sinh, chẳng hạn như ngày hội thể thao buổi du ngoạn đến các di tích lịch sử và lễ hội văn hóa nghệ thuật, … Học sinh cuối cấp của các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng có cơ hội tham gia những chuyến đi dài ngày tới các thành phố như Kyoto và Nara, các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hoặc những nơi khác.
Học sinh ở một trường học Nhật Bản
Có những loại câu lạc bộ sinh viên nào?
Câu lạc bộ học sinh là một nét đặc trưng trong giáo dục Nhật Bản. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, những học sinh có cùng sở thích về thể thao, hoạt động văn hóa, hoặc lĩnh vực học tập sẽ tự nguyện tụ tập với nhau sau giờ học và những ngày nghỉ.
Câu lạc bộ Kendo ở Nhật Bản
Mỗi trường thường có rất nhiều câu lạc bộ khác nhau chẳng hạn như các câu lạc bộ thể thao (bóng chày, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, bơi lội, Judo, Kendo (kiếm thuật Nhật Bản), …) hay văn hóa (ban nhạc, dàn đồng ca, kịch, văn học, Kado (cắm hoa kiểu Nhật), Sado (trà đạo Nhật Bản), Shodo (thư pháp Nhật Bản), …)
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản có gì đặc biệt?
Hệ thống trường học ở Nhật bao gồm các cơ sở công lập, tư thục và một số trường công lập do tỉnh/thành phố tự lập với chương trình giảng dạy giống nhau. Cũng như những nước khác, điểm khác nhau lớn nhất giữa trường công và trường tư là chi phí. Trường công chỉ yêu cầu một vài khoản phí, trong khi trường tư đắt hơn gần 5 lần. Với các trường công lập ở bậc tiểu học và trung học, học phí sẽ được miễn (đối với cả học sinh nước ngoài), phụ huynh sẽ phải mua các vật dụng như đồng phục, ba lô, và đồ dùng viết theo quy định. Trong khi đó, mỗi học sinh ở các trường tư thục phải đóng mức học phí trung bình từ 875,000 JPY - 3,000,000 JPY (khoảng từ 132,804,585 VNĐ - 455,330,000 VND). Mặt khác, các lớp học ở trường công lập vẫn được giảng dạy bằng tiếng Nhật, trong khi học sinh học tại các trường tư thục có thể lựa chọn tham gia các khóa học bằng tiếng Anh.
Cơ cấu hệ thống giáo dục ở Nhật Bản
Ở Nhật, cơ cấu giáo dục khá giống với Mỹ, cơ bản sẽ gồm:
Bậc mẫu giáo & tiểu học:
Độ tuổi |
1-2 |
2-3 |
3-4 |
4-5 |
5-6 |
6-7 |
7-8 |
8-9 |
9-10 |
10-11 |
11-12 |
Loại trường |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
|||||||||
Cơ cấu giáo dục độ tuổi từ 1-12
Trước lúc bước chân vào trường tiểu học, hầu hết phụ huynh sẽ gửi con em mình ở các trường mẫu giáo hoặc các nhà trẻ, để các em được tiếp xúc với nền giáo dục ngay từ khi còn bé. Các trường mẫu giáo chỉ nhận giảng dạy cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, còn các trung tâm giữ trẻ sẽ nhận chăm sóc cho các bé dưới 6 tuổi.
Phương pháp giáo dục của nhà trẻ tập trung vào việc trẻ em vui chơi và giao lưu với nhau, họ tập trung nhiều vào việc phát triển các kỹ năng vận động, suy luận, phát triển tính cộng đồng và cảm xúc của trẻ, cũng như tình bạn và tinh thần trách nhiệm.
Nhược điểm của nhà trẻ ở Nhật Bản là số giờ học có thể bị giới hạn chỉ 4 giờ/ngày và các bé không được phép đến nhà trẻ nếu bị ốm. Tuy nhiên, vẫn có các trường mẫu giáo nhận giữ trẻ đến 19:00 và chăm sóc nếu trẻ bị ốm.
Sau đó, ngay khi vừa đủ 6 tuổi, các em sẽ phải học tập tại môi trường tiểu học. Mỗi lớp học sẽ có một giáo viên chủ nhiệm, chịu trách nhiệm dạy hầu hết các môn học cho các em. Tuy nhiên, đối với những môn phổ cập kiến thức quan trong cho các bậc học cao hơn chẳng hạn như: khoa học, âm nhạc, nữ công gia chánh, ... sẽ có những giáo viên chuyên môn chuyên trách giảng dạy. Từ Lớp 1 - 5, các em chỉ cần phải làm những bài kiểm tra nhỏ.
Bậc trung học
Độ tuổi |
12-13 |
13-14 |
14-15 |
15-16 |
16-17 |
17-18 |
18-19 |
19-20 |
Loại trường |
Trung học |
|||||||
Trung học cơ sở |
Học nghề |
|||||||
Trung học phổ thông |
||||||||
Cao đẳng công nghệ |
Cơ cấu giáo dục độ tuổi từ 12-20
Khi học sinh bước vào các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, cấp lớp của họ bắt đầu trở lại từ một. Chẳng hạn như bạn có thể nghe thấy một học sinh 12 tuổi đang học “Lớp 1 trung học cơ sở” hoặc một học sinh 15 tuổi đang học “Lớp 1 trung học phổ thông”.
Tuy rằng chương trình giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản là 9 năm, cũng tức là trẻ em ở đây phải học xong ít nhất bậc trung học cơ sở, nhưng vẫn có 98.8% học sinh tiếp tục học bậc trung học phổ thông. Học sinh sẽ học các môn giống như những môn đã học ở trường tiểu học. Việc giảng dạy sẽ tăng cường dần theo từng cấp lớp, chỉ có các khóa học ngoại ngữ có vẻ nhàng hơn một chút, mặc dù chính phủ Nhật Bản đang đưa ra một chương trình học tiếng Anh với cường độ cao hơn. Sau khi học xong bậc trung học cơ sở, các em có thể lựa chọn học tiếp trung học phổ thông, hoặc chuyển sang học ở các cơ sở dạy nghề hay các trường cao đẳng công nghệ.
Ở cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ bắt đầu học tập cường độ cao hơn để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp thi lên bậc cao đẳng hoặc đại học.
Bậc Cao đẳng hoặc Đại học và Sau đại học
Độ tuổi |
18-19 |
19-20 |
20-21 |
21-22 |
22-23 |
23-24 |
24-25 |
25-26 |
Loại trường |
Học nghề |
|||||||
Cao đẳng |
||||||||
Đại học |
Thạc sĩ Khoa học Tự nhiên |
|||||||
Tiến sĩ |
Cơ cấu giáo dục độ tuổi từ 18-26
Tính đến tháng 5 năm 2020, có 795 trường đại học đang hoạt động ở Nhật Bản. Cũng như các bậc giáo dục khác trong nước, có ba loại gồm trường đại học quốc gia, công lập và tư thục.
Khoảng 11% các trường đại học là trường đại học quốc gia được tài trợ bởi chính phủ, gồm Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Tohoku, ... hầu hết đều là trường đại học hàng đầu trong nước dựa trên điểm thành tích. Bên cạnh đó là các trường đại học công lập với khoảng 60% chi phí hàng năm do các thành phố tự quản, chủ yếu hoạt động dưới dạng đoàn thể. Cuối cùng là các trường tư thục được tài trợ bởi các cá nhân, tổ chức hoặc công ty. Các trường đại học tư thục là lựa chọn đắt đỏ nhất trong số ba loại hình này, với học phí hàng năm cho sinh viên năm thứ nhất trung bình hơn 1.300.000 JPY (khoảng 275.197.000 VND), bao gồm học phí và phí đầu vào cũng như chi phí cơ sở vật chất.
Ngoài học phí, các kỳ thi đầu vào tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các trường đại học quốc gia và trường do tư nhân tài trợ. Ứng viên phải vượt qua cả kỳ thi quốc gia lẫn một kỳ thi cụ thể để vào trường đại học quốc gia mà họ mong muốn. Ứng viên trường tư thì chỉ cần tham gia một kỳ thi đầu vào do trường đại học tương ứng tổ chức.
Mặc dù giáo dục đại học không thuộc chương trình giáo dục bắt buộc, nhưng gần 3 triệu sinh viên đã theo học tại các trường đại học Nhật Bản vào năm 2020. Riêng đối với những trẻ em có khó khăn về thể chất hoặc tinh thần, sẽ có một hệ thống giáo dục riêng để hỗ trợ các em phát triển khả năng của bản thân, nhờ đó mà các em có thể hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.
Bên cạnh việc sở hữu chi phí du học phải chăng, Nhật Bản còn thu hút sinh viên quốc tế bởi số lượng học bổng tài trợ hàng năm.
Học bổng du học Nhật Bản
Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT)
Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho – MEXT Scholarship) là học bổng do Bộ Giáo dục, Văn Hóa, Thể Thao, Khoa học và Công nghệ cấp thường niên cho sinh viên ưu tú đến từ khắp nơi trên thế giới từ năm 1954. Đây là loại học bổng nhận được đông đảo sự chú ý của sinh viên quốc tế bởi giá trị và độ phổ biến của nó.
Quá trình xét duyệt hồ sơ thế nào?
Để giành được học bổng này thì bạn có thể nộp hồ sơ thông qua Đại sứ quán hoặc là Lãnh sự quán của Nhật Bản tại nước bạn. Hoặc, bạn có thể gửi trực tiếp đến ngôi trường mà bạn dự định theo học tại Nhật Bản.
1. Xin học bổng thông qua Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại quốc gia bạn đang cư trú:
Quá trình xem xét hồ sơ nhìn chung gồm kiểm tra hồ sơ, kiểm tra kỹ năng viết, và phỏng vấn sinh viên. Đương nhiên, tùy theo trường học tại Nhật bạn muốn đăng ký và quốc gia bạn cư trú, bạn phải làm các bài kiểm tra khác nhau.
Sau đó, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ tiến hành sàng lọc dựa trên cơ sở kết quả của các bài kiểm tra này, và đưa ra các khuyến nghị với MEXT. MEXT trao đổi với hội đồng tuyển chọn, cân nhắc với các trường học, và đưa ra quyết định cuối cùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên liên hệ với Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại quốc gia hoặc khu vực bạn hiện cư trú.
Còn riêng với chương trình với Chương trình Lãnh đạo trẻ (YLP), việc xét duyệt sẽ được Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại các quốc gia mục tiêu thực hiện dựa theo sự giới thiệu của các cơ quan chức năng.
Đầu tiên, ứng viên sẽ phải thông qua các bước sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, viết luận, … Sau đó, quyết định sẽ được thực hiện bởi Ủy ban YLP đặt tại MEXT, và các ứng viên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Xin học bổng thông qua trường Đại học Nhật Bản:
Các trường Đại học sẽ cho ứng viên làm những bài kiểm tra dành cho sinh viên quốc tế, và trên cơ sở kết quả của các bài kiểm tra, họ sẽ đề cử một số sinh viên thích hợp với MEXT. Sau đó, MEXT sẽ trao đổi với hội đồng tuyển chọn, cân nhắc với các trường học, và đưa ra quyết định cuối cùng.
Thời gian xin học bổng
Bên cạnh giá trị cũng như điều kiện xin học bổng, thời gian xin học bổng cũng là một yếu tố đáng lưu ý. Nhìn chung, thời gian sẽ được phân bố như sau:
Ngoài ra, nếu bạn đã nhận học bổng MEXT, bạn không được phép nhận thêm bất kỳ học bổng nào khác, ngoại trừ học bổng hỗ trợ chi phí nghiên cứu.
Học bổng JASSO
JASSO (Japan Student Services Organization) là một tổ chức trực thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT). Là một trong những cơ quan dẫn đầu trong việc hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là du học sinh từ khắp nơi trên thế giới, mục đích của JASSO là đào tạo nguồn nhân lực có tính sáng tạo cao, giàu tính nhân văn, gánh vác xã hội trong tương lai đồng thời tăng cường sự hiểu biết và giao lưu quốc tế.
HỌC BỔNG JDS
Chương trình học bổng Phát triển nguồn nhân lực (JDS) đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2000, cho đến nay, đã có tổng cộng 691 học viên được trao học bổng. Hàng năm, JDS đều mở hồ sơ để tuyển chọn tối đa 60 học viên cho các khóa học hệ Thạc sĩ 2 năm (chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh) tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản.
Chế độ học bổng
Học bổng JDS là học bổng TOÀN PHẦN, hỗ trợ cho sinh viên tất cả các chi phí học tập tại các cơ sở giáo dục sau Đại học Nhật Bản, chi phí sinh hoạt hàng tháng, tiền đặt cọc thuê nhà, tiền vé máy bay sang Nhật Bản (khứ hồi) và các khoản phí khác (Tham dự hội thảo, sách, vận chuyển…). Ngoài ra, học bổng cũng hỗ trợ các chi phí liên quan đến quá trình thi tuyển bao gồm: lệ phí thi TOEFL (ITP) & kiểm tra sức khỏe, hỗ trợ chi phí đi lại và lưu trú cho các vòng phỏng vấn và khóa học định hướng, …
Điều kiện dự tuyển
Quy trình xét tuyển
Sau vòng sàng lọc hồ sơ, vào đầu tháng 1/2021, ứng viên sẽ được tham gia thi TOEFL (ITP) và thi Toán, riêng với các ứng viên theo học các ngành Tăng cường Hệ thống Luật pháp sẽ được miễn thi Toán. Cuối tháng 1/2021, các Giáo sư ở các trường đại học Nhật Bản sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ, đến tháng 2/2021, các ứng viên sẽ được các Giáo sư đó phỏng vấn chuyên môn tại Hà Nội. Sau đó, tại vòng xét duyệt cuối cùng vào tháng 3/2021, các ứng viên sẽ tham gia buổi phỏng vấn chung do các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình học bổng JDS thực hiện ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thêm thông tin về hàng trăm loại học bổng khác từ Chính quyền & Hiệp hội quốc tế địa phương, các nhà tài trợ tư nhân, … qua website: Lưu ý: Tỷ giá được áp dụng trong bài là 1 JPY = 151.78 VND, số tiền được làm tròn tới hàng nghìn.
Hầu như sinh viên nào cũng muốn thử sức mình ở các công việc làm thêm tại Nhật Bản, một phần để trang trải chi phí học tập & sinh hoạt, một phần là để cọ xát với điều kiện thực tế, có thêm được nhiều kinh nghiệm làm việc sau này.
Nhưng trước khi quyết định đi làm, hãy chắc chắn rằng bạn có thể duy trì việc học của mình trong khi đi làm thêm. Thêm vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc mình muốn đảm nhận để tránh những trường hợp gây rắc rối hoặc khó khăn cho nhà tuyển dụng hoặc visa du học trong thời gian lưu trú tại Nhật.
Việc làm thêm cho du học sinh ở Nhật Bản
Vậy du học sinh ở Nhật có được phép việc làm thêm không? Có quy định gì về việc làm thêm không?
Ở Nhật vẫn cho phép du học sinh làm thêm. Tuy nhiên, trước hết bạn cần biết luật tiêu chuẩn lao động, vì luật này được dùng để bảo vệ người lao động, nên hãy tìm hiểu thật kỹ và đừng để xảy ra bất kỳ thiệt thòi chỉ vì không hiểu luật. Một điều đáng chú ý khác là một số học bổng sẽ không cho phép sinh viên đi làm thêm, do đó, hãy lưu ý những yêu cầu của học bổng mà bạn được trợ cấp.
Ngoài ra, bạn cần được cấp Giấy phép tham gia vào các hoạt động ngoài cư trú để được phép làm việc ngoài giờ. Bạn chỉ cần mang hộ chiếu, đơn đăng ký và thẻ cư trú để làm đơn đăng ký giấy phép này tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.
Nên lưu ý rằng nếu bạn phải gia hạn thời gian lưu trú, đồng nghĩa với việc bạn phải xin lại Giấy phép này đấy. Mặt khác, nếu bạn có vợ/chồng, thì vợ/chồng của bạn cũng phải được cấp Giấy phép này trước lúc làm việc bán thời gian, với những tiêu chuẩn giống như bạn.
Những việc làm thêm phổ biến cho sinh viên quốc tế tại Nhật
Vì hầu hết người Nhật đều không quá giỏi tiếng Anh, do đó, tiếng Nhật là ngôn ngữ được sử dụng chính ở Nhật Bản. Cũng vì thế mà việc làm mà bạn có thể nhận còn tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật của bạn. Chẳng hạn với những người mới bập bẹ học tiếng Nhật, các bạn có thể thử những công việc nhẹ nhàng như phân loại hàng hóa trong nhà kho, làm bento (cơm hộp), hoặc nấu ăn tại nhà hàng gia đình, cửa hàng ăn nhanh, phát báo …
Còn nếu bạn đã có thể đàm thoại tiếng Nhật đơn giản, bạn có thể thử ứng tuyển ở các tiệm combini (siêu thị tiện lợi mini), siêu thị, làm tiếp viên tại nhà hàng gia đình, cửa hàng ăn nhanh hoặc các quán cà phê, …
Riêng đối với những bạn đã thành thạo tiếng Nhật, bạn có thể thử sức ở các lĩnh vực như trợ giảng, giảng viên ngôn ngữ, biên dịch, phiên dịch, …
Quy định thời gian làm việc tại Nhật thế nào?
Bạn có thể làm việc tối đa 28 giờ/tuần. Khi tìm việc, để tránh việc trùng thời gian đi học và đi làm, bạn nên viết rõ ràng thời gian biểu ra giấy để tìm việc được thuận lợi hơn. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ hè, khi không có lớp học tại trường đại học, bạn có thể làm việc 8 giờ/ngày. Tuy vậy, đối với một số công việc, sẽ có những hạn chế nhất định về mặt thời gian. Vậy nên, bạn hãy xác nhận kỹ trước lúc nhận việc nhé.
Mức lương làm thêm tại Nhật khoảng bao nhiêu?
Lương trung bình của việc làm thêm ở Nhật dao động trong khoảng từ 800 - 1,400 JPY/giờ (khoảng 121,421 - 212,487 VND). Mức lương sẽ có sự chênh lệch tùy theo tỉnh thành mà bạn làm việc. Trong một tháng, sinh viên có thể tìm được mức thu nhập lên đến 59,000 JPY/tháng (khoảng 8,954,823 VND). Tuy vậy, mức lương này vẫn sẽ không đủ để chi trả hết học phí cùng các phí sinh hoạt khi du học, sinh viên nên chuẩn bị một kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể tập trung học tập thật tốt nhất.
Có thể tìm việc làm qua cổng thông tin nào?
Bạn có thể tìm việc làm thông qua bạn bè, người quen, tờ rơi tuyển dụng ở những cửa hàng tiện dụng, trường học, ... hoặc tự tìm ở những khu vực xung quanh chỗ bạn ở, các trang web trực tuyến tìm việc làm.
Việc làm có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, nhưng lại có tính cạnh tranh khá cao, vậy nên hãy quan sát và liên lạc ngay với bên tuyển dụng khi bạn nghĩ đó là công việc phù hợp với bản thân.
Những điều cần lưu ý
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ các điều kiện và những gì bạn phải làm, đừng nhận làm việc vội. Những thông tin này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng làm việc hoặc được đề cập trong lúc phỏng vấn xin việc, nên hãy xác nhận mọi thứ thật kỹ càng. Tốt hơn hết, bạn nên lưu giữ hồ sơ giấy tờ công việc/hợp đồng làm việc.
Bạn cần làm rõ ít nhất những thông tin sau đây:
Sau khi đã có việc làm, bạn cần phải báo cho chủ lao động My Number của bạn để được chi trả lương làm việc
Đối với những người cư trú tại Nhật Bản theo thị thực tương đối dài hạn, một khi bạn đã đăng ký địa chỉ của mình tại văn phòng địa phương, bạn sẽ được cấp một mã số thuế và an sinh xã hội, còn được gọi là My Number. My Number sẽ gồm 12 chữ số khác nhau, ứng với từng cá nhân đang sinh sống tại Nhật Bản và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Bạn sẽ cần cung cấp số này khi nộp đơn xin việc làm bán thời gian hoặc khi thay đổi địa chỉ của mình (cả chuyển đến lẫn chuyển đi). Do đó, My Number của bạn là một phần thông tin cá nhân quan trọng cần được bảo mật.
My Number của Nhật Bản
Đối với những người cư trú tại Nhật Bản theo thị thực tương đối dài hạn, một khi bạn đã đăng ký địa chỉ của mình tại văn phòng địa phương, bạn sẽ được cấp một mã số thuế và an sinh xã hội, còn được gọi là My Number. My Number sẽ gồm 12 chữ số khác nhau, ứng với từng cá nhân đang sinh sống tại Nhật Bản và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Bạn sẽ cần cung cấp số này khi nộp đơn xin việc làm bán thời gian hoặc khi thay đổi địa chỉ của mình (cả chuyển đến lẫn chuyển đi). Do đó, My Number của bạn là một phần thông tin cá nhân quan trọng cần được bảo mật.
Kê khai thuế
Đôi khi, những người làm công việc bán thời gian sẽ nhận được bản kê khai các khoản thuế mà cơ quan thuế đã khấu trừ từ thu nhập của họ. Thường thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ kê khai thuế từ 16/2 - 15/3 tại Văn phòng thuế Thành phố /Phường nơi bạn sinh sống. Bên cạnh đó, một số quốc gia còn có Hiệp ước thuế với Nhật Bản, vậy nên, nếu quốc gia của bạn là một trong số đó, bạn có thể được giảm hoặc miễn thuế. Do đó, bạn có thể tham khảo/kiểm tra các thông tin cần thiết qua các website:
Cuối cùng, hãy nhớ mục đích chính của bạn khi đến Nhật Bản là để học tập, làm thêm cũng chỉ có thể trang trải một phần chi phí, nên đừng quá sa đà vào công việc làm thêm mà bỏ bê việc học hành nhé!
Hotline
Liên hệ tư vấn 0911714488