IELTS 6.0 PLUS
Consultation Booking

Làm thế nào để phần thi IELTS Speaking trôi chảy hơn

17/02/2020
  • Share Zalo

Nói quá ngắn, không mạch lạc và ngập ngừng quá nhiều là những điểm yếu mà các thí sinh hay mắc phải đối với bài thi IELTS Speaking.

Speak at length & coherently (Nói có độ dài và nhất quán) là 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá phần thi IELST Speaking của bạn có trôi chảy hay không. Ngay cả khi bạn chỉ sử dụng những từ vựng đơn giản hay mắc một vài lỗi ngữ pháp nhỏ thì sự mượt mà, trôi chảy trong câu trả lời vẫn khiến giám khảo đánh giá cao phần thi của bạn. Dưới đây là những tips giúp bạn có được những ý tưởng để ghi điểm cao hơn trong bài thi nói của mình.

Tip 1: Liên hệ với bản thân

Chúng ta thường quá tập trung vào việc trả lời vấn đề của câu hỏi mà quên mất việc nói về bản thân mình như phong cách sống của bạn như thế nào, tính cách của bạn ra sao và những điều đó có liên hệ gì với câu hỏi.

Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng giúp bạn nới dài câu trả lời đồng thời tạo một sự nhất quán trong bài thi. Vậy chúng ta nên nói gì về bản thân?

1.Taste & preferences (gu và sở thích): Đối với các các chủ đề về food, travel, fashion, music… bạn nên nói về gu và sở thích cá nhân liên quan đến chủ đề. Từ đó tạo tiền đề mở rộng ý tưởng cho các câu trả lời phía sau. Một số mẫu câu hay mà bạn có thể sử dụng khi nói về bản thân là:

  • I’m an avid traveler (avid: cực kỳ có đam mê, tìm hiểu nhiều về cái gì đó)

  • I’m a well-traveled person (Tôi là người có đam mê du lịch)

  • I’m pretty music-consicious (Tôi là người khá quan tâm về âm nhạc)

Example: Let me begin by saying that I am pretty music-consicious person. It goes without saying that listening to music is my favourite thing to do.

2.Embrassing things: Đối với những topic khó mà bạn thực sự không hiểu rõ, hãy mạnh dạn nhận điểm yếu đó. Câu trả lời đúng không nhất thiết phải là “Yes” vì mục đích của giám khảo là hỏi về những điều liên quan và cả không liên quan đến vấn đề đặt ra. Do đó, bạn không cần phải tỏ ra mình là người biết hết tất cả mọi thứ.

Khi thừa nhận từ ban đầu rằng bạn không biết nhiều về topic này thì ở phần sau dù bạn có trả lời ngắn, có ít thông tin thì giám khảo cũng sẽ dễ thông cảm với bạn hơn. Một số mẫu câu áp dụng trong trường hợp này là:

  • I don’t know the first thing about sport (Tôi không biết gì về thể thao cả)

Example: To be honest, I don’t know the first thing about football or football player and all that stuffs/jazz so this question is little bit stricky for me.

  • I’m absolutely clueless about fashion (Tôi không biết một tí gì về thời trang cả)

Example: To be honest, I’m absolutely clueless about fashion and clothes.

  • I can’t sing to save my life (Đây là một cách nói về khả năng mà bạn không thể làm được)

3.Past experiences: Khi mà chủ đề câu hỏi gợi nhớ kỷ niệm về thời thơ ấu, trường học, bạn bè, gia đình thì hãy bạn hãy bắt đầu câu trả lời bằng việc kể lại những điều thú vị đó. Bạn có thể mở đầu bằng các mẫu câu sau:

  • When I was a kid… (Khi mà tôi còn nhỏ…)

  • Back in the day… (Ngày trước…)

  • A while back… (Khá lâu trước đây…)

Tip 2: Kết nối với câu trả lời trước

Khi đã liên hệ với bản thân hay đề cập đến một khía cạnh của topic thì để liên kết tạo sự nhất quán trong câu trả lời bạn cần phải kết nối chúng để trả lời các câu hỏi phía sau. Tip này sẽ tạo sự tự nhiên trong câu trả lời, giám khảo sẽ không có cảm giác đây chỉ là một bài nói đã học thuộc lòng từ trước.
Một số mẫu câu:

  • So as I was saying/ as I mentioned… (Như tôi đã nói/đề cập…)

  • So remember how I was telling you about… (Bạn có nhớ tôi đã nói…)

  • Well given the fact that… (Bởi vì thế này…)

Dù có nhiều tips hữu ích giúp nâng điểm trong phần thi IELTS nhưng nếu bạn không một người để luyện tập cùng và đánh giá khả năng của bạn thì cũng khó có sự tiến bộ rõ rệt. Trung tâm Anh ngữ StudyLink có đội ngũ giáo viên kinh nghiệm về luyện thi IELTS sẽ hướng dẫn và đánh giá khách quan nhất sự tiến bộ của bạn, đảm bảo có được kết quả thi IELTS tốt nhất.

Mời khách hàng bình luận / đặt câu hỏi qua chức năng MESSENGER & ZALO