Những năm gần đây, Đức đã trở thành một trong những điểm đến đáng chú ý nhất đối với du học sinh trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2022 - 2023, Đức đã thu hút gần 458,210 sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên Trái Đất. Thế thì điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn cho quốc gia này đến vậy?
Top 10 các trường Đức thuộc Top 175 các trường trên thế giới. Dựa trên các báo cáo chính thức vào năm 2024, có 240 trường đại học công lập đang hoạt động ở Đức. Một số trong đó đã liên tục có mặt trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới.
Do Đức có các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt để kiểm định các nhà cung cấp giáo dục của mình, nên hầu hết sinh viên quốc tế đến du học ở Đức thường đánh giá cao các trường đại học này về chất lượng giáo dục, trải nghiệm thực tế trong quá trình học, cơ hội cải thiện học vấn trong và sau khi học, và quan trọng nhất, chính là môi trường an toàn và thân thiện. Hơn thế, bằng cấp của một trường đại học Đức sẽ được tôn trọng trên toàn thế giới và mở ra nhiều cánh cửa cho sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
Bên cạnh việc Đức sở hữu một hệ thống đào tạo giáo dục xuất sắc, được công nhận trên toàn thế giới, theo khảo sát của trang Study in Germany, khoảng 35.3% sinh viên quốc tế chú ý tới Đức vì mức học phí hợp lý. Chi phí sinh hoạt ở quốc gia này cũng khá phải chăng, chỉ cần khoảng 867 EUR/tháng. Đối với các khóa học Đại học văn bằng hai và các khóa học Cao học có thể sẽ có chính sách khác được áp dụng tùy theo từng Bang, từng Trường Đại học hay từng khóa học cụ thể. Ngoài ra, ở Đức còn có nhiều học bổng để hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.
Là một du học sinh ở Đức, bạn được phép làm việc tối đa 140 ngày trong một năm. Sinh viên quốc tế sẽ được phép làm thêm tối đa 140 ngày hoặc nửa ngày trong 280 ngày mỗi năm (theo insglobal). Những công việc bán thời gian thường thấy là trợ lý giảng dạy hoặc nghiên cứu tại trường đại học, trợ giảng tiếng Anh, nhân viên bán hàng/bồi bàn tại các quán cà phê hoặc quán bar,... Tuy rằng khi làm việc bán thời gian, sinh viên có thể kiếm thêm một ít tiền tiêu vặt, đồng thời có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa và lối sống của địa phương, nhưng họ thường sẽ cảm thấy hơi “khó thở”, đặc biệt khi chương trình học của các học kỳ dần trở nên khó khăn hơn. Nhờ làm việc ngoài giờ, sinh viên có thể kiếm được khoảng 2,151 EUR/tháng, với mức lương từ 12.41 EUR/giờ.
Nền kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, do thị trường lao động phát triển và các điều kiện ổn định. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID19, GDP của Đức vẫn đứng thứ tư trên thế giới. Đây cũng là một trong số những lý do giúp nền giáo dục ở Đức phát triển vững mạnh.
Đức nằm ở Trung Âu, giáp với biển Baltic và biển Bắc, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, phía Nam giáp với Đan Mạch, trải dài 853 km từ biên giới phía Bắc với Đan Mạch đến dãy Alps ở phía Nam. Nhìn chung, khí hậu của Đức là kiểu khí hậu ôn đới hải dương. Dưới sự tác động của biển, khí hậu ở nơi đây vừa ôn hòa, vừa có đủ bốn mùa trong năm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Tuy nhiên, khí hậu vẫn sẽ có sự khác biệt, dù không quá lớn, tùy theo khu vực. Do đó, khí hậu của Đức là một trong những điều kiện thuận lợi cho các bạn du học sinh đến quốc gia này để sinh sống và học tập.
Đức thu hút mọi người đến từ mọi nơi trên thế giới do có vô số lợi thế, từ chất lượng cuộc sống, cơ hội việc làm, đến nền văn hóa và truyền thống thú vị của nó. Đến du học ở Đức đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội gặp gỡ mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau và kết bạn, đặc biệt là khi sinh viên trên toàn thế giới đã bắt đầu để mắt đến Đức.
Để hiểu rõ được nền giáo dục của Đức, trước hết ta cần biết rằng Đức là một quốc gia có hệ thống chính phủ liên bang. Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên có quyền tự chủ trong chính sách giáo dục — một cấu trúc không khác mấy so với hệ thống liên bang của Hoa Kỳ.
Bộ Giáo dục & Nghiên cứu Liên bang Đức tại Berlin (BMBF) đóng vai trò quan trọng trong nhiều phương diện, chẳng hạn như: gây quỹ, hỗ trợ tài chính, đặt ra những quy định về việc dạy nghề cũng như yêu cầu đầu vào của các ngành nghề. Nhưng hầu hết những khía cạnh còn lại của giáo dục đều thuộc thẩm quyền của bộ giáo dục mỗi bang. Cũng vì thế mà có thể có sự khác biệt đáng kể trong việc giáo dục giữa các bang về thời gian học, chương trình giảng dạy, các loại trường học, … Do đó, Hội nghị thường trực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa với vai trò là một là một bộ phần điều phối, đã phần nào làm hài hòa chính sách giáo dục giữa các bang.
Cơ cấu hệ thống giáo dục ở Đức nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên, đến bậc trung học lại có sự phân hóa thành nhiều loại trường với tính chất đào tạo khác nhau cùng nhiều loại bằng cấp tương ứng dễ gây khó hiểu.
Cơ cấu hệ thống giáo dục ở Đức
Cụ thể gồm:
Mẫu giáo
Tuy đến năm 6 tuổi trẻ em ở Đức mới bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em (từ 3-5 tuổi) đều được đưa đến trường mẫu giáo. Đây được coi là một khâu chuẩn bị quan trọng cho các em để có thể sẵn sàng bước chân vào trường tiểu học.
Tiểu học - Grundschule (Lớp 1 - Lớp 4 hoặc Lớp 1 - Lớp 6 tại Berlin và Brandenburg)
Trẻ được học chương trình tiểu học tại Grundschule (trường tiểu học) từ khi 6 tuổi, thường sẽ kéo dài trong 4 năm, hoặc 6 năm ở Berlin và Brandenburg. Phần lớn các em được học các môn giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt giữa các chương trình giảng dạy của tiểu bang, chương trình học thường sẽ bao gồm tiếng Đức, toán học, nghiên cứu xã hội, giáo dục thể chất, công nghệ, âm nhạc và tôn giáo/đạo đức. Tất cả học sinh ở lớp 3 cũng sẽ bắt đầu học ngoại ngữ (thường là tiếng Anh, tiếng Pháp), mặc dù ở vài tiểu bang, các em đã bắt đầu học từ lớp 1.
Khi bước vào cấp trung học, học sinh sẽ được phân làm ba nhánh khác nhau, được theo học ở các trường với tính chất và cách dạy khác nhau phù hợp với các em để học lên cao hơn (cả đại học lẫn dạy nghề). Do đó, đến năm lớp 4 (hoặc lớp 6), các em sẽ được tư vấn và chọn trường tùy thuộc vào năng lực và mong muốn của gia đình. Tuy nhiên, về sau học sinh vẫn có thể chuyển sang nhánh khác.
Trung học
Hệ thống trường trung học công lập ở Đức rất phức tạp. Có bốn chương trình chính, được dạy tại các loại trường khác nhau: Hauptschule , Realschule và Gymnasium và Gesamtschule.
Ngoài ra, còn có nhiều loại trường dạy nghề khác cho học sinh từ lớp 10-13 với nhiều loại hình giáo dục khác nhau.
Dù học sinh có học trường nào cũng phải hoàn thành 9 năm học phổ thông. Nếu bạn du học Đức, bạn cũng phải tuân thủ quy chế này. Bên cạnh đó, học sinh cũng buộc phải học ít nhất một ngoại ngữ trong vòng 5 năm. Biết 1 ngoại ngữ là điều bắt buộc khi học Gymnasium.
Ngoài ra, hệ thống các trường trung học tư thục ở Đức chia làm 2 loại:
Dù học sinh có học trường nào cũng bắt buộc phải hoàn thành 9 năm học phổ thông. Nếu bạn du học Đức, bạn cũng phải tuân thủ quy chế này.
Trường nghề (2-3 năm): không thuộc hệ thống giáo dục công lập nhưng lại được đầu tư và bảo trợ bởi chính phủ liên bang. Nó cho phép các học sinh khi tham gia đào tạo nghề được học tại một công ty cũng như tại một trường thương mại quốc lập. Mô hình này được đánh giá cao và được mô phỏng trên khắp thế giới, cụ thể: Một số công ty du học nghề miễn phí có chương trình này như ngành Điều Dưỡng, Nhà Hàng Khách Sạn. Một số trường nghề còn cung cấp chương trình Pathway, giúp học sinh có thêm chứng chỉ “Zeugnis der Fachhoch Hochschulreife” (University of Applied Sciences Maturity Certificate) để nộp vào trường Đại học Khoa Học Ứng Dụng hay một trường Đại học Tổng Hợp nhỏ trong bang.
Có 2 loại trường nghề thường thấy là Dual System Vocational Schools - Berufsschule và Vocational Schools - Berufsfachschule and Fachoberschulen. Sự khác nhau rõ nét nhất của 2 chương trình này là đầu vào của Berufsschule nhận các bằng tốt nghiệp từ chương trình Realschule và Gymnasium; trong khi Berufsfachschule and Fachoberschulen nhận bằng tốt nghiệp từ chương trình Realschule và Hauptschule.
Đại học và sau Đại học:
Đại học (3-4 năm): Đức có 2 dạng trường Đại học là Trường đại học (Universität) và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule - FHs), trong đó:
Trường đại học (Universität): hầu hết là các tổ chức dạy học đầy đủ và đa dạng các ngành học, từ bằng cử nhân đến tiến sĩ.
Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule - FHs): là loại trường đại học thực hiện giảng dạy các kiến thức thiên về định hướng ứng dụng và thực tiễn hơn so với trường đại học thông thường, chẳng hạn như kỹ thuật, kinh doanh hoặc khoa học máy tính,...
Ngoài ra, ở Đức, sinh viên có thể lựa chọn chương trình tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
Thạc sĩ (1-2 năm):
Tiến sĩ: thông thường không có thời gian tiêu chuẩn để lấy bằng Tiến sĩ (Doktorgrad). Chương trình tiến sĩ bao gồm:
Nhằm tạo điều kiện cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến sinh sống & học tập tại Đức, bên cạnh việc áp dụng chính sách giáo dục miễn phí, chính phủ Đức và một số tổ chức còn hỗ trợ nhiều chương trình học bổng hấp dẫn cho sinh viên quốc tế.
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst):
Được thành lập tại Heidelberg vào năm 1925, DAAD đã trở thành một trong những tổ chức đi đầu về hỗ trợ các chương trình trao đổi sinh viên và các nhà khoa học. Cho đến nay, DAAD đã tạo cơ hội cho hơn 2,5 triệu học giả trong và ngoài nước được học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
Các khoản phí hỗ trợ
Tính đến ngày năm 2024, các chương trình học bổng DAAD hỗ trợ cho sinh viên theo học hệ Thạc sĩ là 750 EUR/tháng và 1.000 EUR/tháng cho sinh viên theo học hệ Tiến sĩ. Bên cạnh đó, sinh viên còn được thanh toán tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm trách nhiệm cá nhân, phụ cấp tiền đi lại, trừ khi các chi phí này được nguồn tài trợ khác chi trả. (Theo DAAD Vietnam)
Tùy thuộc vào chương trình học bổng, sinh viên còn có thể nhận được trợ cấp nghiên cứu một lần, trợ cấp gia đình, quỹ cho các khóa học ngôn ngữ hoặc trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng.
Ngành học & thời gian hỗ trợ
Học bổng áp dụng cho nhiều ngành học khác nhau, chẳng hạn như Khoa học Kinh tế, Pháp luật, Khoa học Nông lâm nghiệp, Nghệ thuật, Âm nhạc, Thiết kế, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, Toán, Khoa học Tự nhiên, Y học, Khoa học Sức khỏe,... Thời gian hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào chương trình học bổng DAAD mà bạn lựa chọn:
Yêu cầu đối với ứng viên
Để giành được học bổng DAAD, ngay tại thời điểm đăng ký, các ứng viên cần có bằng cử nhân (hoặc tương đương) cho học bổng thạc sĩ và bằng thạc sĩ (hoặc tương đương) cho học bổng tiến sĩ. Yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Đức cũng được linh hoạt tùy thuộc vào chương trình, thường là IELTS và TOEFL
Mặt khác, ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong chương trình học tại Đức thường là tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Do đó, để nộp đơn xin học bổng, bạn thường phải nộp chứng chỉ ngôn ngữ phù hợp. Ví dụ nếu ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Đức thì bạn phải nộp chứng chỉ DSH hoặc TestDaF, và chứng chỉ IELTS nếu ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh.
Thủ tục & tài liệu cần thiết để đăng ký
Tùy thuộc vào chương trình học bổng mà thủ tục đăng ký có thể khác nhau, nhưng đối với hầu hết các học bổng được tài trợ bởi DAAD, bạn chỉ cần gửi đơn đăng ký trực tuyến qua cổng DAAD. Tuy vậy, trong một số chương trình, đơn xin học bổng (bản tóm tắt ngắn gọn) phải được in ra và gửi qua đường bưu điện.
Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
Chương trình học bổng quốc gia DeutschlandStipendium:
Chỉ riêng trong năm 2020, Deutschlandstipendium đã hỗ trợ học bổng cho khoảng 28.100 sinh viên đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Yêu cầu đối với ứng viên
Học bổng này sẽ được các trường đại học trao tặng, đồng nghĩa với việc ứng viên phải đáp ứng được yêu cầu của các trường đại học, và đương nhiên mỗi trường sẽ có những yêu cầu khác nhau. Nhưng về cơ bản, học bổng Deutschlandstipendium tìm kiếm các sinh viên tài năng cùng có đóng góp trong hoạt động xã hội.
Chi phí & thời gian hỗ trợ
Số tiền mà học bổng này đem lại cho sinh viên là 300 EUR/tháng kéo dài trong suốt hai học kỳ. Ngoài ra, học bổng còn được gia hạn mỗi năm, đồng nghĩa với việc nếu bạn vẫn đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra, bạn vẫn có thể gia hạn học bổng. Bên cạnh việc được hỗ trợ tài chính, sinh viên còn được tham gia các chương trình cố vấn, gặp gỡ với nhà tài trợ để tìm kiếm thêm cơ hội việc làm và thực tập.
Thủ tục & tài liệu cần thiết để đăng ký
Thông thường, học bổng Deutschlandstipendium sẽ bắt đầu nhận hồ sơ mỗi năm một lần vào tháng 6. Hồ sơ xin học bổng mà bạn cần chuẩn bị cũng không quá phức tạp, thường bao gồm: CV (được viết theo mẫu của Europas), thẻ sinh viên, bảng điểm, thư nguyện vọng, giấy chứng nhận các hoạt động cộng đồng (nếu có). Sau đó, bạn có thể điền đơn theo mẫu đã có sẵn, scan các tài liệu bạn đã chuẩn bị và gửi đến email các trường đại học mà bạn mong muốn.
Học bổng của Heinrich Böll:
Tổng quan, đối tượng & ngành học hỗ trợ, thời gian nộp hồ sơ:
Quỹ Heinrich Böll đã hỗ trợ học bổng cho hơn 1.000 sinh viên theo học hệ Cử nhân, hệ Thạc sĩ và hệ Tiến sĩ theo học tất cả các ngành từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, tổ chức này chỉ nhận hồ sơ trực tuyến, cổng tiếp nhận hồ sơ sẽ mở trong khoảng thời gian 6 tuần, trước ngày 1/3 và 1/9 hàng năm.
Chi phí hỗ trợ
Sinh viên không thuộc khối EU khi học Thạc sĩ sẽ nhận được 850 EUR/tháng, ngoài các khoản phụ cấp cá nhân (có thể bao gồm học phí), trong khi đó, sinh viên thuộc khối EU sẽ nhận được 649 EUR cộng với tiền sách 300 EUR/tháng (Theo DAAD)
Mặt khác, các nghiên cứu sinh theo học hệ Tiến sĩ đến từ các nước không thuộc khối EU sẽ nhận được 1.200 EUR/tháng, bên cạnh 100 EUR/tháng tiền trợ cấp di chuyển và các khoản phụ cấp cá nhân khác (không bao gồm học phí). Các sinh viên theo học hệ Tiến sĩ đến từ EU, sẽ nhận được 1.350 EUR/tháng, cộng với 100 EUR/tháng tiền trợ cấp chi phí nghiên cứu (không bao gồm học phí). Học bổng có thời hạn hai năm, sinh viên có thể gia hạn hai lần mỗi nửa năm.
Yêu cầu đối với ứng viên, thủ tục và tài liệu cần thiết để đăng ký
Để giành được học bổng của Heinrich Böll, ứng viên phải là người có trách nhiệm, đáng tin cậy và sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động của quỹ. Ngoài ra, ứng viên còn phải có thành tích học tập xuất sắc, đạt được chứng chỉ tiếng Đức ít nhất là B2 hoặc DSH 2. Học bổng Heinrich Böll còn ưu tiên cho ứng viên tham gia nhiều hoạt động xã hội và quan tâm đến các vấn đề chính trị.
Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn đăng ký, danh sách các chứng chỉ bạn đạt được trong quá trình học tập (nếu có), giấy chứng nhận các hoạt động xã hội (nếu có), chứng chỉ tiếng Đức (B2 hoặc DSH 2), giấy giới thiệu của giảng viên đại học hoặc trường đại học, bản sao công chứng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông/giấy báo đậu Đại học hoặc giấy tờ tương đương, bản sao công chứng bằng tốt nghiệp Cử nhân/Thạc sĩ (đối với hệ Thạc sĩ/Tiến sĩ). Sau khi đã
Học bổng Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS):
Tổng quan, đối tượng & ngành học hỗ trợ, thời gian nộp hồ sơ
Học bổng Konrad-Adenauer-Stiftung dành cho sinh viên có nhu cầu theo học hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc là nghiên cứu sinh nhiều chuyên ngành từ luật, khoa học, âm nhạc đến y học, ... ít nhất ba học kỳ tại Đức.
Chi phí hỗ trợ
Tính đến ngày 1 tháng 8 năm 2020, sinh viên học hệ Thạc sĩ sẽ được hỗ trợ 861 EUR/tháng trong hai năm. Còn riêng đối với sinh viên học hệ Tiến sĩ, mức hỗ trợ sẽ là 1.200 EUR/tháng trong ba năm. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trợ cấp tiền bảo hiểm chăm sóc sức khỏe lên đến 120 EUR/tháng và nhiều loại trợ cấp khác. Xem chi tiết hơn tại:
Không như hệ Cử nhân, bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đức phải đóng học phí nên chương trình sẽ hoàn lại 1.500 EUR/học kỳ (chỉ áp dụng với các khóa học liên quan đến dự án nghiên cứu/tiến sĩ). Học bổng sẽ được ưu tiên cho những ứng viên quan tâm đến lĩnh vực chính trị, quyền con người và các vấn đề xã hội nói chung.
Học bổng Konrad-Adenauer-Stiftung góp phần thúc đẩy sự giao thoa giữa các nền văn hóa, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của mối liên hệ giữa các nước bạn với Cộng hòa Liên bang Đức.
Thủ tục, hồ sơ xin học bổng
Hàng năm, chỉ có các quốc gia hoặc khu vực tiêu điểm mới được phép làm các thủ tục xin học bổng. Vào năm 2020, các khu vực trọng tâm sẽ là Trung Âu, Đông Nam Á, Cận Đông và Tây Phi. Các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện tại Budapest, Seoul, Amman và một thủ đô ở Tây Phi (chưa xác định). Nếu bạn đang sống gần các thành phố này, bạn có thể kiểm tra trang web để biết thủ tục và gửi đơn đăng ký trực tiếp đến văn phòng KAS.
Trong trường hợp bạn đang sinh sống hoặc học tập tại Đức, bạn có thể điền vào đơn đăng ký học bổng trực tuyến đính kèm các tài liệu cần thiết.
Chỉ có những ứng viên không quá 30 tuổi mới có cơ hội đăng ký hồ sơ nhận học bổng. Hồ sơ xin học bổng cần có bằng đại học, bảng điểm cá nhân trên trung bình, có chứng chỉ tiếng Đức (cấp độ B2), thư nguyện vọng, thư giới thiệu của giáo sư đại học hoặc giảng viên có bằng Tiến sĩ, ... Bên cạnh đó, ứng viên cần phải tích cực tham gia vào công việc tình nguyện, quan tâm đến các vấn đề chính trị, có thái độ tích cực đối với dân chủ và nhân quyền.
Hạn chót nộp hồ sơ là vào 12 giờ trưa ngày 15/7 hàng năm.
Các chương trình học bổng Erasmus:
Là một khoản tài trợ toàn EU được tài trợ bởi các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, Erasmus sẽ hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế trong suốt một năm tại các trường đại học ở Đức. Để nhận được học bổng đến Đức, bạn phải đăng ký học tại một cơ sở giáo dục đại học và cả trường đại học quê hương bạn cũng như trường đại học Đức phải ký Hiến chương Erasmus cho Giáo dục Đại học.
Hầu hết các trường đại học lớn ở EU đều tham gia vào chương trình Erasmus, với các trường đại học Đức tham gia vào nhiều chương trình nghiên cứu được tài trợ bởi học bổng Erasmus Mundus và Erasmus +. Các khoản trợ cấp sẽ bao gồm chi phí ghi danh, đi lại, cũng như chi phí sinh hoạt cơ bản. Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các khóa học thạc sĩ Erasmus Mundus trên danh mục Erasmus. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học được thực hiện ở Đức.
Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình, tìm thêm nguồn cung cho những sở thích, nhu cầu của bản thân cũng như tìm cơ hội để được trải nghiệm thực tế nhiều hơn, làm thêm đã trở thành một câu chuyện quá đỗi quen thuộc với sinh viên cả trong và ngoài nước. Và đương nhiên, ở Đức cũng vậy. Tuy rằng chi phí sinh hoạt ở Đức tương đối phải chăng so với các nước khác trong liên minh EU, 2/3 sinh viên ở Đức vẫn dành thời gian để đi làm thêm trong quá trình học tập và nghiên cứu, kể cả sinh viên quốc tế.
Mặc dù Đức vẫn cho phép sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu làm thêm, nhưng vẫn có những quy định bạn cần chú ý. Nếu bạn là một sinh viên đến từ Liên minh Châu Âu, Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, đồng nghĩa với việc bạn có quyền lợi giống như sinh viên Đức khi làm thêm.
Còn nếu bạn đến từ những quốc gia khác, bạn chỉ được phép làm việc tối đa 140 ngày/năm, nếu bạn muốn làm việc nhiều hơn số giờ cho phép, bạn nên xin phép cơ quan việc làm địa phương (Agentur für Arbeit) và văn phòng đăng ký người nước ngoài (Ausländerbehörde). Tuy nhiên, quy tắc 140 ngày không áp dụng cho trợ lý sinh viên, công việc này không bị hạn chế tại trường đại học. Bên cạnh đó, sinh viên quốc tế đang theo học khóa học ngôn ngữ hoặc khóa học dự bị chỉ được phép làm việc trong giờ giải lao khi có được sự cho phép của Cơ quan Việc làm Liên bang và Văn phòng Nhập cư. Ngoài ra, bạn không được phép tự kinh doanh hoặc làm việc tự do.
Một số công việc bán thời gian phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế ở Đức là trợ lý học tập, giám sát thư viện, nghiên cứu văn học ,trợ lý hướng dẫn, phục vụ, chuyển phát nhanh, người trông trẻ, người pha chế rượu, thu ngân, …
Các nhà tuyển dụng việc làm có thể đăng tin tuyển dụng ở mọi nơi, chỉ cần bạn biết cách quan sát và dành thời gian tìm hiểu, tìm một việc làm thêm ở Đức không hề khó chút nào! Một số nơi bạn có thể tìm việc làm thêm có thể kể đến là bảng tin ở trường đại học, trung tâm Hướng nghiệp ở các trường đại học, cổng thông tin việc làm trực tuyến hoặc từ bạn bè và những người xung quanh.
Việc làm ngoài giờ của sinh viên ở Đức đủ để kiếm thêm thu nhập hoặc tiền tiêu vặt nhưng lại không đủ sức chi trả cho mọi chi phí sinh hoạt. Nói chung, mức lương tối thiểu ở Đức hiện tại (tính đến năm 2024) là 13.5 EUR/giờ. Ngoài ra, mức lương còn phụ thuộc vào kỹ năng của sinh viên, ngành nghề mà họ đang làm việc, cũng như tùy thuộc vào thị trường lao động khu vực. (Theo CBS)
Sinh viên đi làm thêm ngoài giờ có thể kiếm tới 450 EUR/tháng mà không cần phải trả thuế. Nếu bạn thường kiếm được nhiều hơn thế, bạn sẽ được yêu cầu lấy số thuế. Vậy cũng có nghĩa là tiền lương của bạn hàng tháng sẽ bị khấu trừ một số tiền nhất định, nhưng bạn sẽ có thể nhận lại số tiền đó vào cuối năm nếu bạn nộp tờ khai thuế.
Nếu bạn làm việc lâu dài tại Đức, bạn đã có thể đóng góp an sinh xã hội ở Đức, bao gồm các khoản thanh toán cho bảo hiểm y tế , bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng, lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp. Nếu bạn làm việc dưới hai tháng, bạn sẽ không phải đóng các khoản đóng góp an sinh xã hội.
Hotline
Liên hệ tư vấn 0911714488