Du học Hà Lan, điểm đến hoàn hảo cho sinh viên quốc tế, với nền văn hóa đa dạng, vô vàn chương trình học bằng tiếng Anh với chất lượng giáo dục hàng đầu. Mỗi năm Hà Lan thu hút hơn 100,000 du học sinh đến từ hơn 160 quốc gia.
Hà Lan nổi tiếng là xứ sở của những cánh đồng hoa Tulip
Hà Lan là một trong những quốc gia an toàn và hạnh phúc nhất thế giới, theo Global Peace index và OECD’s Better Life Index, đảm bảo chất lượng cuộc sống và một môi trường học tập yên bình cho du học sinh tại đây. Xã hội Hà Lan cũng vô cùng thân thiện và dễ hòa nhập, 95% người Hà Lan có thể nói tiếng Anh, khiến việc giao tiếp thường ngày trở nên dễ dàng đối với sinh viên quốc tế.
Nằm ở trung tâm châu Âu, Hà Lan cách 3 tiếng sang tới Paris, 5 tiếng bằng tàu sang tới Anh Quốc, 2,5 tiếng sang Đức, 1 tiếng sang tới Bỉ. Với vị trí nằm ở trung tâm châu Âu nên rất dễ dàng thuận tiện di chuyển sang các nước láng giềng khác trong khối Liên minh châu Âu. Thêm nữa, nhờ có cảng Rotterdam lớn nhất châu Âu, Hà Lan trở thành nơi trung chuyển hàng hóa lớn và hiển nhiên, ngành Logistics trở thành ngành đào tạo khá nổi tiếng tại đây. Amsterdam và Rotterdam của Hà Lan còn là nơi có nhiều văn phòng đại diện đa Quốc gia, mở ra nhiều cơ hội xin việc, thực tập tại Hà Lan.
Hà Lan đứng top 6 trong các Quốc gia hạnh phúc nhất Thế giới theo Tạp chí Forbes bình chọn năm 2024, cho thấy Hà Lan xứng đáng là điểm dừng chân lý tưởng để sinh viên có thể hiện thực hóa giấc mơ du học của mình, chinh phục những chân trời mới và nâng cao tri thức.
Hà Lan nổi tiếng với nền giáo dục bậc cao chất lượng và dễ tiếp cận. 13 trường đại học tại Hà Lan nằm trong top 250, theo bảng xếp hạng trường đại học thế giới 2024, cung cấp hơn 2,000 chương trình học được đào tạo bằng tiếng Anh, với học phí còn rẻ hơn so với các nước như Anh, Mỹ,..
Giáo dục ở Hà Lan là giáo dục bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 16 tuổi. Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu là tiếng Hà Lan, nhưng càng ngày có nhiều trường học giảng dạy bằng tiếng Anh. Chương trình giáo dục của Hà Lan rất đa dạng và bao gồm 3 cấp bậc chính
Thời gian học là 8 năm, bắt đầu từ lúc 4 hoặc 5 tuổi.
Thông thường sĩ số lớp ở bậc tiểu học là 23-24 hoặc 28-30 tại các thành phố lớn. Các trường bắt buộc phải đưa tiếng Anh vào chương trình học. Phần lớn các trường ít giao bài tập về nhà cho học sinh, đặc biệt là trong những năm đầu.
Tuy nhiên, sẽ có những bài kiểm tra để đo lường tiến độ của học sinh được tổ chức 2 lần một năm. Bài kiểm tra nhằm phát hiện ra những khó khăn trong quá trình học, từ đó hỗ trợ học sinh kịp thời, đồng thời để đánh giá chất lượng giảng dạy.
Chương trình giáo dục Hà Lan bậc trung học cũng được giảng dạy miễn phí ở cả trường công và trường tư thục cho tất cả học sinh dưới 18 tuổi. Hệ thống trường trung học ở Hà Lan có thể nói là một trong những hệ thống đa dạng và phức tạp nhất trong hệ thống giáo dục của các trường trên thế giới. Bậc giáo dục trung học ở Hà Lan có ba mức khác nhau bao gồm hệ 4 năm, hệ 5 năm và hệ 6 năm. Cụ thể gồm có:
Pre – vocational Secondary Education (VMBO): Chương trình Giáo dục Sơ cấp Nghề trong 4 năm.
Trong đó, chương trình đào tạo VMBO bao gồm 4 lộ trình học chính:
Có hai loại hình giáo dục Đại học tại Hà Lan, bao gồm: trường Đại học ứng dụng và trường Đại học nghiên cứu.
Đại học Ứng dụng (Hogescholen) |
Đại học Nghiên cứu |
|
Năm |
|
|
Mô hình học |
Nghiên về thực hành, thực tập, học hỏi các kỹ năng làm việc thực tế với trọng tâm chuẩn bị cho các sự nghiệp cụ thể trong tương lai. |
Nghiên về học tập và nghiên cứu. Yêu cầu đầu vào thường cao hơn các trường Đại học ứng dụng. |
Học phí |
Học phí thấp chỉ từ 7.290 EUR (201.000.000 VND), học bổng lên tới 70%. |
Học phí thường cao hơn các trường Đại học ứng dụng, học bổng cao nhưng rất khó để đạt được học bổng. |
Số lượng |
37 trường |
14 trường |
Các trường Đại học nổi bật |
Saxion, HAN, Stenden, Rotterdam, Inholland, Witterborg,... |
Amsterdam, Utrecht, Radboud,... |
Chương trình cử nhân tại các trường đại học nghiên cứu ở Hà Lan thường kéo dài 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng Cử nhân Nghệ thuật (BA) hoặc Cử nhân Khoa học (BSc), tùy thuộc vào ngành học. Trong khi đó, chương trình cử nhân tại các trường đại học khoa học ứng dụng kéo dài 4 năm. Bằng cấp sẽ chỉ rõ lĩnh vực học tập, ví dụ như Cử nhân Kỹ thuật (B Eng).
Chương trình thạc sĩ ở Hà Lan kéo dài ít nhất một năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng Thạc sĩ Nghệ thuật (MA) hoặc Thạc sĩ Khoa học (MSc). Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng cấp chỉ rõ lĩnh vực học tập, ví dụ như Thạc sĩ Kiến trúc (M Arch).
Chương trình Dự bị Đại học Hà Lan dành cho những bạn chưa đủ điều kiện thi IELTS:
Nhiều bạn thường gặp khó khăn trong vấn đề điểm thi IELTS nên không thể hoàn tất điều kiện để đi du học. Vì thế, để tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế đăng ký vào các khóa học, các trường Đại học Hà Lan đã phát triển chương trình dự bị, hay còn được gọi là “chương trình xây dựng nền tảng” cho sinh viên đến từ các quốc gia khác khi chưa đủ điều kiện tiếng Anh để đi du học.
Khóa học dự bị này kéo dài 2 – 12 tháng. Mục tiêu chính của chương trình đào tạo này là giúp nâng cao trình độ tiếng Anh và chuẩn bị cho sinh viên dự thi IELTS. Điểm nổi bật của khóa học này là:
Nâng cao kiến thức về các môn học cần thiết cho khóa học cơ bản
Chuyển tiếp suôn sẻ hơn từ trường hiện tại đến bậc học cao hơn
Giúp sinh viên quốc tế sớm thích nghi với môi trường sống và học tập mới
Ngoài ra Hà Lan còn có một số bậc học đặc biệt khác như:
Cũng giống với nhiều nước châu Âu khác, giáo dục Đại học nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ nên chi phí mà sinh viên phải bỏ ra so với chất lượng giáo dục tuyệt vời ở đây là không đáng kể. Bởi lẽ nếu so sánh về chất lượng giáo dục, Hà Lan không hề thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Do đó, chi phí du học Hà Lan không hề đắt đỏ khi so với những cường quốc du học khác như Anh, Mỹ, Úc,...
Bên cạnh việc có chi phí du học vừa phải, Hà Lan còn là quốc gia hào phóng với đa dạng các loại học bổng giá trị dành cho sinh viên quốc tế. Chính sự ưu ái này sẽ giúp cho hành trình du học của bạn trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.
Vậy điều kiện để nhận học bổng du học Hà Lan là gì?
Điều kiện chung để nộp hồ sơ xin học bổng du học Hà Lan bao gồm:
Ở Hà Lan có rất nhiều loại học bổng dành cho sinh viên quốc tế ở các bậc học khác nhau. Sau đây là một số học bổng phổ biến nhất với sinh viên Việt Nam:
Học bổng Holland Scholarship:
Holland Scholarship được biết đến rộng rãi dành cho sinh viên quốc tế bên ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Đây là học bổng du học Hà Lan được đồng tài trợ bởi Bộ giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan cùng gần 40 trường Đại học với giá trị 5.000 EUR mỗi suất. Học bổng này dành cho sinh viên của cả chương trình cử nhân và thạc sĩ, được trao vào năm đầu tiên.
Học bổng Orange Tulip Scholarship (OTS):
Học bổng du học Hà Lan OTS là sự kết hợp giữa Nuffic Neso Vietnam và 21 trường Đại học Hà Lan. Mục tiêu của học bổng hướng đến các bạn sinh viên xuất sắc đến từ Việt Nam và trao cho họ cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Hà Lan. Ngân sách học bổng OTS lên đến 500.000 EUR cho hơn 50 suất học bổng. Với hồ sơ xin học bổng OTS các bạn ngoài nộp hồ sơ xin học tại trường, còn cần nộp hồ sơ cho văn phòng Nuffic Neso tại Việt Nam.
Học bổng Orange Knowledge Programme (OKP):
Học bổng OKP (tiền thân của học bổng này là học bổng NFP) dành cho các khóa học ngắn hạn từ 2 tuần đến 12 tháng và các khóa học thạc sĩ từ 1 – 2 năm dành cho một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chương trình học bổng này nhằm thúc đẩy phát triển năng lực, kiến thức và chất lượng của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực giáo dục đại học, dạy nghề và những lĩnh vực khác liên quan đến các chủ đề ưu tiên ở các nước tham gia. Đây là học bổng do Bộ Ngoại Giao Hà Lan cấp, được xem là cạnh tranh nhất, giới hạn số trường và số ngành học. Học bổng OKP có giá trị cao nhất, cạnh tranh nhất bởi suất học bổng này chi trả cho cả tiền học phí, tiền ăn ở và chi phí đi lại trong thời gian học.
Học bổng Talent Scholarship, Excellent Scholarship:
Đây là dạng học bổng của các trường - được quản lý trực tiếp bởi trường và các đơn vị liên quan. Mỗi trường Đại học Hà Lan cũng đều có hỗ trợ những suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Với những suất học bổng đến từ các trường Đại học là loại học bổng mà sinh viên quốc tế dễ đạt được nhất vì sự cạnh tranh không quá lớn, điều kiện để nhận học bổng cũng dễ chịu hơn và số lượng học bổng cũng đa dạng hơn tùy trường và tùy ngành học. Đối với loại học bổng này, bạn cần chú ý theo dõi trên website của trường mà bạn muốn theo học để biết cách chuẩn bị hồ sơ và không bỏ lỡ thời hạn xin học bổng.
Tham khảo dưới đây một số loại học bổng tài năng từ các trường Đại học Hà Lan:
Trường |
Loại học bổng |
Bậc Đại học |
Tổng giá trị (EUR) |
HAN-INEC |
Cử nhân |
30.000 (~ 100% học phí) |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng HAN |
Orange Tulip Scholarship |
Cử nhân |
12.500 |
Thạc sĩ |
5.000 |
||
Honors |
Cử nhân |
7.500 |
|
Prestige Scholarship |
Thạc sĩ |
5.000 |
|
Han Merit scholarship |
Cử nhân |
2.500 |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng Fontys |
Top Talent Scholarship |
Cử nhân |
3.000 |
Saxion Talent Scholarship (STS) |
Cử nhân |
2.500 |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion |
Saxion Excellent Scholarship (SES) |
Cử nhân |
2.500 |
Holland Scholarship |
Cử nhân |
5.000 |
|
Orange Tulip Scholarship |
Cử nhân |
3.900 |
|
Excellency Scholarship |
Cử nhân |
2.000 |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng Stenden |
Holland Scholarship |
Cử nhân |
5.000 |
Orange Tulip Scholarship |
Thạc sĩ |
5.000 |
|
Đại học Maastricht |
UCM Holland-High Potential Scholarship |
Thạc sĩ |
100% học phí + sinh hoạt phí |
Orange Tulip Scholarship |
Thạc sĩ |
100% học phí |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng Wittenborg |
Học bổng MBA |
Thạc sĩ |
5.000 |
Wittenborg University Fund |
Cử nhân Thạc sĩ |
500 – 3.000 |
|
Holland Scholarship |
Cử nhân |
5.000 |
|
Orange Tulip Scholarship |
Chuyển tiếp đại học năm cuối hoặc thạc sĩ |
5.000 – 7.500 |
|
Trường Kinh doanh Rotterdam |
Dành cho sinh viên tham gia khóa dự bị thạc sĩ |
1.500 |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng The Hague |
Susana Menendez Bright Future Scholarships (BFS) |
Thạc sĩ |
100% học phí |
World Citizen Talent Scholarship |
Thạc sĩ |
5.000 |
|
Holland Scholarship |
Cử nhân |
5.000 |
|
Orange Tulip Scholarship |
Cử nhân |
5.000 |
|
Đại học Erasmus Rotterdam |
Joint Japan World Bank Graduate Scholarship |
Thạc sĩ |
Học phí + chi phí đi lại + sinh hoạt phí |
L-EARN for Impact Scholarship |
Thạc sĩ |
10.000 – 22.000 |
|
Học bổng dành cho khối ngành Xã hội |
Thạc sĩ |
30 – 40% học phí |
|
Học bổng dành cho khối ngành Kinh tế, Kinh doanh |
Cử nhân |
Sinh viên quốc tế chỉ đóng học phí như sinh viên khối Liên minh châu Âu |
|
Holland Scholarship |
Cử nhân Thạc sĩ |
5.000 – 15.000 |
|
Orange Tulip Scholarship |
Thạc sĩ các khối ngành xã hội và đô thị |
Tùy năm |
|
Đại học Khoa học Ứng dụng Zuyd |
Zuyd Excellence Scholarship |
Dành cho sinh viên đủ điều kiện, không nhận học bổng Holland Scholarship năm 1 |
3.600 |
Một số loại học bổng tài năng từ các trường Đại học Hà Lan
Ngoài thế mạnh xây dựng nền giáo dục chất lượng cao nổi tiếng toàn cầu, ngoài chính sách học bổng với những đãi ngộ đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế, Chính phủ Hà Lan còn cho phép sinh viên quốc tế được làm thêm trong thời gian du học ở đất nước này để có thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Điều này sẽ giúp sinh viên có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng mềm và dễ dàng tìm được công việc tốt sau khi hoàn thành khóa học.
Sinh viên quốc tế du học tại Hà Lan được phép đi làm thêm 10h/tuần trong thời gian đi học và 40h/tuần trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ hè. Việc làm thêm ngoài việc giúp trang trải thu nhập thì đây cũng một cách tuyệt vời để bạn cải thiện các kỹ năng tiếng Hà Lan, giúp bạn dễ dàng hòa nhập với văn hóa tại đây. Tuy nhiên, khi quyết định đi làm thêm trong khoảng thời gian đi du học tại Hà Lan, sinh viên quốc tế cần tìm hiểu thông tin và sắp xếp thời gian biểu một cách thận trọng và hợp lý để không ảnh hưởng việc học tập.
Nếu bạn đến từ Bulgaria hay Romania, hoặc đất nước khác ngoài khu vực Châu Âu hay ngoài khu vực kinh tế Châu Âu hoặc Thụy Sĩ, thì bạn phải tuân thủ một số quy định nếu muốn vừa học vừa làm tại Hà Lan. Sinh viên cần có giấy phép và chỉ được làm tối đa 16 tiếng 1 tuần hoặc thay vào đó, bạn có thể làm việc toàn thời gian trong suốt các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8.
Sinh viên quốc tế có thể đến thẳng các Job Agency - công ty giới thiệu việc làm ở thành phố mà bạn đang sống để liên hệ tìm kiếm các việc làm hợp pháp. Bạn cần yêu cầu công ty/chủ nơi bạn làm việc xin giấy phép làm việc cho mình.
Các bạn học sinh cần lưu ý các công việc không thông qua Job Agency mà thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp với chủ, nhận tiền mặt trực tiếp theo ngày công nhé. Những công việc này thường có mức lương thấp hơn và không đảm bảo, cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến visa du học của mình trong thời gian học tập.
Đối với những công việc thu hoạch ở các nông trại, họ tính công lao động theo khối lượng sản phẩm. Còn đa số các công việc khác sẽ tính theo giờ. Mức thu nhập từ 5 – 8 EUR trong khi một số quốc gia khác chỉ trả 3 – 4 EUR.
Các công việc làm thêm tại Hà Lan
Nói về công việc làm thêm, sinh viên quốc tế du học tại Hà Lan có thể tham khảo một số công việc như:
Các Job Agency trong tiếng Hà Lan được gọi là Uitzendbureaus. Hai công ty phổ biến là Randstad có văn phòng toàn cầu và Undutchables – một tổ chức nhỏ hơn giúp người không nói tiếng Hà Lan tìm việc.
Ngoài các Job Agency, sinh viên quốc tế cũng có thể tìm việc ở các hội chợ việc làm diễn ra vài lần trong năm được tổ chức bởi các trường Đại học Hà Lan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin việc làm thông qua văn phòng quốc tế tại các trường Đại học.
Ngoài ra, những trang web giới thiệu việc làm tại Hà Lan sau đây cũng là một kênh thông tin bổ ích hỗ trợ bạn tìm kiếm công việc phù hợp:
Sinh viên thuộc Khối Cộng đồng chung châu Âu được phép làm thêm tại Hà Lan mà không cần phải xin giấy phép lao động và không bị giới hạn số giờ làm thêm mỗi tuần. Tuy nhiên, sinh viên ngoài Khối Cộng đồng chung châu Âu sẽ phải tuân thủ những quy định riêng về việc đi làm thêm.
Về Giấy phép làm việc
Sinh viên quốc tế muốn làm thêm tại Hà Lan phải có giấy phép làm việc mới được xem là hợp pháp. Nhà tuyển dụng sẽ chịu trách nhiệm xin giấy phép cho bạn và phải được tổ chức cấp phép UWV Werkbedrijf đồng ý.
Để xin giấy phép lao động, sinh viên quốc tế phải cung cấp bản sao giấy phép cư trú du học sinh và giấy xác nhận tình trạng học tập ở trường. Đơn xin phép sẽ được xử lý trong vòng khoảng 5 tuần.
Sinh viên quốc tế du học tại Hà Lan nếu đi làm thêm không có giấy phép sẽ bị phạt rất nặng khi bị phát hiện.
Trường hợp không cần giấy phép làm việc: nếu trong quá trình học tập có khóa thực tập mà thực tập là một phần trong khóa học. Nhà trường và người chủ doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng thực tập nên bạn không cần phải xin phép.
• Ngoại lệ đối với thực tập sinh: Nếu đang học tại một tổ chức giáo dục của Hà Lan, và cần phải đi thực tập theo yêu cầu của chương trình học thì các bạn sinh viên không cần phải xin giấy phép lao động. Trường của bạn và nhà tuyển dụng bạn chỉ cần phải ký thỏa thuận thực tập sinh là được.
Về Bảo hiểm
Để có thể làm việc tại Hà Lan, sinh viên quốc tế phải mua bảo hiểm sức khỏe công cộng Hà Lan. Bảo hiểm này được gọi là Basiszorgverzekering, nhằm bảo đảm quyền lợi của bạn khi gặp vấn đề về sức khỏe cũng như Chính phủ sẽ dễ dàng kiểm soát vấn đề làm thêm của sinh viên quốc tế.
Bạn cần biết rằng ngay sau khi bạn có một công việc (bán thời gian), thì bạn có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm y tế cơ bản của Hà Lan. Nếu không có thể bạn sẽ bị phạt rất nặng.
Về Thuế thu nhập và an ninh xã hội
Khi đến du học tại Hà Lan, sinh viên quốc tế sẽ được cấp tự động BSN (số dịch vụ công dân) tương đương với số an ninh xã hội dùng để liên lạc với chính quyền sở tại.
BSN là viết tắt của Burgerservicenummer, dịch ra có nghĩa là ‘số dịch vụ công dân’. BSN tương đương với số an sinh xã hội - số đăng ký duy nhất cho từng công dân, được được dùng khi liên lạc với các dịch vụ của chính phủ. Khi bạn có một công việc làm thêm, chủ lao động sẽ cần số BSN của bạn cũng như các công ty bảo hiểm cũng có thể yêu cầu số BSN này. Khi đi đăng ký tạm trú tại địa phương mình sinh sống, các bạn sinh viên sẽ được cấp tự động một BSN. Tòa thị chính tại địa phương bạn sinh sống sẽ gửi lá thư xác nhận tất cả các thông tin cá nhân của bạn được lưu trong hồ sơ của họ và lá thư này cũng sẽ đề cập đến BSN của bạn.
Sinh viên quốc tế sẽ phải đóng hai loại thuế khi đi làm thêm tại Hà Lan, hai loại thuế này dùng để chi trả cho bạn trong trường hợp chẳng may gặp tai nạn lao động.:
Một lưu ý quan trọng dành cho những bạn du học Hà Lan bằng học bổng, đó là một số học bổng của các trường Đại học Hà Lan cũng được xem là thu nhập và phải chịu thuế.
Những loại giấy tờ nên có sẵn khi đi xin việc
Chỉ nên tìm những công việc không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học ở trường
Đừng quên mục đích chính của sinh viên khi đi du học là học tập và tích lũy kiến thức. Làm thêm chỉ là một phần phụ giúp bạn trang trải chi phí cũng như trau dồi thêm những kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc,... Vậy nên, đừng để việc làm thêm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập của mình.
Hotline
Liên hệ tư vấn 0911714488