Để hiểu rõ được nền giáo dục của Đức, trước hết ta cần biết rằng Đức là một quốc gia có hệ thống chính phủ liên bang. Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên có quyền tự chủ trong chính sách giáo dục — một cấu trúc không khác mấy so với hệ thống liên bang của Hoa Kỳ.
Bộ Giáo dục & Nghiên cứu Liên bang Đức tại Berlin (BMBF) đóng vai trò quan trọng trong nhiều phương diện, chẳng hạn như: gây quỹ, hỗ trợ tài chính, đặt ra những quy định về việc dạy nghề cũng như yêu cầu đầu vào của các ngành nghề. Nhưng hầu hết những khía cạnh còn lại của giáo dục đều thuộc thẩm quyền của bộ giáo dục mỗi bang. Cũng vì thế mà có thể có sự khác biệt đáng kể trong việc giáo dục giữa các bang về thời gian học, chương trình giảng dạy, các loại trường học, … Do đó, Hội nghị thường trực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa với vai trò là một là một bộ phần điều phối, đã phần nào làm hài hòa chính sách giáo dục giữa các bang.
Cơ cấu hệ thống giáo dục ở Đức nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên, đến bậc trung học lại có sự phân hóa thành nhiều loại trường với tính chất đào tạo khác nhau cùng nhiều loại bằng cấp tương ứng dễ gây khó hiểu.
Cơ cấu hệ thống giáo dục ở Đức
Cụ thể gồm:
Mẫu giáo
Tuy đến năm 6 tuổi trẻ em ở Đức mới bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em (từ 3-5 tuổi) đều được đưa đến trường mẫu giáo. Đây được coi là một khâu chuẩn bị quan trọng cho các em để có thể sẵn sàng bước chân vào trường tiểu học.
Tiểu học - Grundschule (Lớp 1 - Lớp 4 hoặc Lớp 1 - Lớp 6 tại Berlin và Brandenburg)
Trẻ được học chương trình tiểu học tại Grundschule (trường tiểu học) từ khi 6 tuổi, thường sẽ kéo dài trong 4 năm, hoặc 6 năm ở Berlin và Brandenburg. Phần lớn các em được học các môn giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt giữa các chương trình giảng dạy của tiểu bang, chương trình học thường sẽ bao gồm tiếng Đức, toán học, nghiên cứu xã hội, giáo dục thể chất, công nghệ, âm nhạc và tôn giáo/đạo đức. Tất cả học sinh ở lớp 3 cũng sẽ bắt đầu học ngoại ngữ (thường là tiếng Anh, tiếng Pháp), mặc dù ở vài tiểu bang, các em đã bắt đầu học từ lớp 1.
Khi bước vào cấp trung học, học sinh sẽ được phân làm ba nhánh khác nhau, được theo học ở các trường với tính chất và cách dạy khác nhau phù hợp với các em để học lên cao hơn (cả đại học lẫn dạy nghề). Do đó, đến năm lớp 4 (hoặc lớp 6), các em sẽ được tư vấn và chọn trường tùy thuộc vào năng lực và mong muốn của gia đình. Tuy nhiên, về sau học sinh vẫn có thể chuyển sang nhánh khác.
Trung học
Hệ thống trường trung học công lập ở Đức rất phức tạp. Có bốn chương trình chính, được dạy tại các loại trường khác nhau: Hauptschule , Realschule và Gymnasium và Gesamtschule.
Ngoài ra, còn có nhiều loại trường dạy nghề khác cho học sinh từ lớp 10-13 với nhiều loại hình giáo dục khác nhau.
Dù học sinh có học trường nào cũng phải hoàn thành 9 năm học phổ thông. Nếu bạn du học Đức, bạn cũng phải tuân thủ quy chế này. Bên cạnh đó, học sinh cũng buộc phải học ít nhất một ngoại ngữ trong vòng 5 năm. Biết 1 ngoại ngữ là điều bắt buộc khi học Gymnasium.
Ngoài ra, hệ thống các trường trung học tư thục ở Đức chia làm 2 loại:
Dù học sinh có học trường nào cũng bắt buộc phải hoàn thành 9 năm học phổ thông. Nếu bạn du học Đức, bạn cũng phải tuân thủ quy chế này.
Trường nghề (2-3 năm): không thuộc hệ thống giáo dục công lập nhưng lại được đầu tư và bảo trợ bởi chính phủ liên bang. Nó cho phép các học sinh khi tham gia đào tạo nghề được học tại một công ty cũng như tại một trường thương mại quốc lập. Mô hình này được đánh giá cao và được mô phỏng trên khắp thế giới, cụ thể: Một số công ty du học nghề miễn phí có chương trình này như ngành Điều Dưỡng, Nhà Hàng Khách Sạn. Một số trường nghề còn cung cấp chương trình Pathway, giúp học sinh có thêm chứng chỉ “Zeugnis der Fachhoch Hochschulreife” (University of Applied Sciences Maturity Certificate) để nộp vào trường Đại học Khoa Học Ứng Dụng hay một trường Đại học Tổng Hợp nhỏ trong bang.
Có 2 loại trường nghề thường thấy là Dual System Vocational Schools - Berufsschule và Vocational Schools - Berufsfachschule and Fachoberschulen. Sự khác nhau rõ nét nhất của 2 chương trình này là đầu vào của Berufsschule nhận các bằng tốt nghiệp từ chương trình Realschule và Gymnasium; trong khi Berufsfachschule and Fachoberschulen nhận bằng tốt nghiệp từ chương trình Realschule và Hauptschule.
Đại học và sau Đại học:
Đại học (3-4 năm): Đức có 2 dạng trường Đại học là Trường đại học (Universität) và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule - FHs), trong đó:
Trường đại học (Universität): hầu hết là các tổ chức dạy học đầy đủ và đa dạng các ngành học, từ bằng cử nhân đến tiến sĩ.
Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule - FHs): là loại trường đại học thực hiện giảng dạy các kiến thức thiên về định hướng ứng dụng và thực tiễn hơn so với trường đại học thông thường, chẳng hạn như kỹ thuật, kinh doanh hoặc khoa học máy tính,...
Ngoài ra, ở Đức, sinh viên có thể lựa chọn chương trình tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
Thạc sĩ (1-2 năm):
Tiến sĩ: thông thường không có thời gian tiêu chuẩn để lấy bằng Tiến sĩ (Doktorgrad). Chương trình tiến sĩ bao gồm:
Hotline
Liên hệ tư vấn 0911714488